- Chất lượng giống cà phê vối ở Việt Nam không cao:
+ Tỷ lệ cây bị bệnh gỉ sắt, năng suất thấp trong vườn khá cao (20-30%)
+ Kích cỡ hạt bé, trọng lượng 100 nhân khoảng 13-14 gram.
- Chủ trương của Nhà nước: không phát triển thêm diện tích cà phê vối
- Việc phá bỏ các diện tích cà phê cũ để trồng lại cà phê thường không có hiệu quả.
==> Kỹ thuật ghép chồi có thể giải quyết các trở ngại trên để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành cà phê Việt Nam.
Kỹ thuật ghép đã được hoàn thiện:
- Tỷ lệ cây ghép sống trên 90%.
- Cây ghép sớm cho năng suất: sau ghép 18 tháng đã cho quả.
- Chi phí ghép thấp, thời gian hoàn vốn nhanh.
- Năng suất và chất lượng vườn cây được cải thiện.
- Một số dòng vô tính chọn lọc có chất lượng cao như: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13
+ Năng suất cao: 4-7 tấn/ha
+ Có tính kháng cao đối với bệnh gỉ sắt
+ Kích cỡ hạt lớn: 17 - >20 g/100 nhân.
+ Có tầm trung bình, muộn
KỸ THUẬT GHÉP CẢI TẠO
1. Giống (chồi ghép)
Sử dụng chồi ghép của các dòng vô tính chọn lọc và đã được Nhà nước công nhận
Vườn nhân chồi:
- Trồng cây ghép của các dòng vô tính chọn lọc
Tiêu chuẩn chồi ghép:
Chồi ghép phải được lấy từ các vườn nhân chồi đã được các cấp có thẩm quyền cho phép và có tiêu chuẩn sau:
- Là phần ngọn của thân hay chồi vượt;
- Dài 4-5 cm;
- Được bảo quản để chống tình trạng chồi bị héo do mất nước;
- Lấy từ vườn chồi sau khi bón phân ít nhất 7 - 10 ngày
2. Thời vụ và kỹ thuật cưa
- Thời vụ cưa thích hợp ở Tây Nguyên:
Thường tiến hành cưa từ tháng 3 đến tháng 4 (có thể cưa sớm hơn)
- Kỹ thuật cưa:
+ Cưa cách mặt đất 30-35 cm,
+ Mặt cắt nghiêng 450 theo hướng Đông hay Đông Bắc.
3. Thời vụ và kỹ thuật ghép
- Thời vụ ghép:
+ Có thể ghép quanh năm nhưng thời vụ ghép thích hợp nhất từ tháng 5 đến tháng 6
+ Thông thường sau khi cưa 2 tháng, chồi tái sinh đạt tiêu chuẩn để ghép: 1- 2 cặp lá, đường kính chồi: 6 - 8 mm và có chiều cao 20 - 30 cm.
+ Ghép bổ sung các cây chết sau khi ghép lần đầu 20-30 ngày.
- Kỹ thuật ghép: (G
hép theo phương pháp ghép nêm nối ngọn)
Kỹ thuật ghép thông thường (ghép hở có chụp):+ Cắt bỏ ngọn thân của chồi làm gốc ghép (gốc ghép), vết cắt cách nách lá bên dưới 3-4 cm;
+ Chẻ dọc giữa thân một đoạn khoảng 2 cm;
+ Gốc chồi ghép được cắt vát thành hình cái nêm có độ dài tương ứng với vết chẻ ở gốc ghép;
+ Đặt phần gốc chồi ghép vào vết chẻ sao cho 2 lớp vỏ của gốc và chồi ghép áp chặt vào nhau
+ Buộc chặt vết ghép bằng dây nylon, vòng buộc ngoài cùng được quấn từ dưới lên;
+ Bao kín chồi ghép bằng túi nylon;
+ Bao kín cả gốc ghép bằng túi giấy.
Trên mỗi gốc, ghép 2 - 3 chồi phân bố đều quanh gốc.
Kỹ thuật ghép cải tiến (ghép kín không chụp):
Chồi ghép được xử lý bằng cách cắt bỏ hết lá
Buộc dây ghép chuyên dùng trùm kín lên toàn bộ chồi ghép
Sau khi ghép không cần chụp bao bên ngoài
Chồi ghép sau khi tiếp hợp với gốc ghép sẽ sinh trưởng và bung chồi non ra khỏi dây
ghép
Ưu điểm:
Tiết kiệm được chi phí ghép do không sử dụng bao chụp (bao nylon và bao giấy)
Kiểm tra chồi sau khi ghép dễ dàng
Yêu cầu: chồi ghép phải được lấy trong mùa khô, công việc ghép được tiến hành
4. Quan hệ giữa gốc ghép và chồi ghép
- Gốc ghép không có ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm vị của sản phẩm có trên chồi ghép
- Có sự không tương hợp giữa gốc ghép và chồi ghép, khoảng 2%, thể hiện ở cácdấu hiệu sau:
+ Cây ghép sinh trưởng kém
+ Ít cành thứ cấp
+ Có nhiều cành khô
Để hạn chế hiện tượng không tương hợp nên ghép lại 1-2 dòng vô tính khác trên gốc ghép
5. Biện pháp chăm sóc sau ghép
5.1. Trồng dặm
Loại bỏ và trồng dặm những cây không đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép
5.2. Làm đất
Cày bừa để cải tạo đất và điều chỉnh sự phát triển của bộ rễ cây ghép
5.3. Tạo bồn
- Tạo bồn chung quanh gốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô
- Đối với các diên tích không được trồng âm, chỉ nên đào rãnh chung quanh tán cây theo hình chiếu của mép tán lá
- Công việc đào bồn phải được tiến hành trong mùa mưa để hạn chế những tác động xấu đến sinh trưởng của cây
5.1. Trồng dặm
Loại bỏ và trồng dặm những cây không đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép
5.2. Làm đất
Cày bừa để cải tạo đất và điều chỉnh sự phát triển của bộ rễ cây ghép
5.3. Tạo bồn
- Tạo bồn chung quanh gốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô
- Đối với các diên tích không được trồng âm, chỉ nên đào rãnh chung quanh tán cây theo hình chiếu của mép tán lá
- Công việc đào bồn phải được tiến hành trong mùa mưa để hạn chế những tác động xấu đến sinh trưởng của cây