Sâu đục thân một loại sâu bệnh gây hại trên cây cà phê vô cùng nguy hiểm. Chúng tân công thân cây cà phê làm chết cây gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Nặng nhất làm làm chết cây gây thiệt hại lớn về kinh tế nếu như bà con không áp dụng những biện pháp phòng trừ chúng. Sau đây sẽ là một số kiến thức cơ bản về bệnh hại cây trồng này mà các hộ canh tác cây cà phê cần phải nắm rõ.
Đối với sâu đục thân gây hại trên cây cà phê có ba loại chính là sâu đục thân mình trăng và sâu đục thân mình hồng, mình đỏ. Bây giờ xin mời bà con nông dân cùng đi tìm hiểu kỹ chi tiết của hai loại sâu đục thân này nhé
Sâu đục thân mình trắng
- Ấu trùng là sâu đục thân mình trắng có tên gọi thông thường là " xén tóc " loài này chỉ chuyển phá hoại cây cà phê chúng phát triển quanh năm.Đặc điểm hình thái
- Trứng của sâu đục thân có màu ngà sâu non có màu trắng ngà luôn nằm thẳng chúng không có chân khắp thân có nhiều đốt răng cứng và chắc khỏe vô cùng
- Sâu trưởng thành thuộc họ xén tóc, bộ cánh cứng có chiều dài 17-18 mm có chiều ngang từ 5-7 mm râu trên đầu thẳng có nhiều đốt. Cánh cứng thân hình có màu xanh đen có những vạch hình chữ nhân nền đen phần ngực có hình chữ U nằm úp lại có màu vàng phần lưng ngực có màu xám con cái lớn hơn con đực. Khi sâu trưởng thành vũ hóa khoảng 2-5 ngày sau đó khi nào nhiệt độ bên ngoài ấm áp nó mới chui ra.
- Thời điểm con cái giao phối rồi đẻ trứng là lúc 3-4h chiều trứng đẻ vào nơi đoạn cành hoặc thân có vết nứt mỗi nơi nó sẽ đẻ rải rác khoảng 5-9 quả trứng. Trung bình mỗi con cái sẽ đẻ được 85-87 quả trứng. Khi sâu non nở ra được 1-2 ngày nó sẽ đục vỏ quả tùy vào độ đuổi nó sẽ tấn công gây hại khác nhau như sâu tuổi 1,2,3 đục thân và cành sâu tuổi 5,6 sẽ đục một khoảng rộng ở phần thân gỗ của cây sau đó hóa nhộng ngay tại đó, nhộng trần có màu vàng.
Đặc điểm gây hại
- Sâu trưởng thành sẽ đẻ trứng vào những vết nứt của vỏ thân cây cà phê chúng đẻ rải rác hoặc thành cụm. Sau khi sâu non nở chúng đục vào gỗ rồi sau đó đục ngoằn nghèo khắp vòng cây tiện ngang qua cách mạch gỗ vào giữa thân rồi đục dọc theo thân cây.
- Để nhận biệt sâu non đục đến đâu các bạn quan sát sẽ thấy nó đùn phân cùng với mạt cưa bịt kín đến chỗ đó. Giai đoạn chuẩn bị chuyển thành nhộng nó sẽ đục ra phía gần vỏ đến khi nào mà võ gần thủng nó sẽ dừng lại. Sâu lột bỏ lớp nhộng của mình ngay gần vỏ cây.
Triệu chứng gây hại
- Khi sâu đục thân tấn công gây hại trên cây cà phê thì toàn bộ lá trên ngọn cây sẽ bị héo còn phần lá bên dưới thì lại xanh tốt, cây mọc nhiều chồi thân
- Trên thân cây xuất hiện những đường lằn nổi theo vòng lớp vỏ bên ngoài bị nứt nẻ xuất hiện những lỗ đục có đường kính 2-3 mm. Cây rất dễ bị gãy vì nó đã bị sâu đục mất phần thân bên trong
- Chẻ dọc thân cây cà phê ra và quan sát sẽ thấy có những đường rãnh sâu đục và có luôn có con sâu non màu trắng ngà đang nằm đó nó không có chân và toàn thân của nó có rất nhiều đốt.
- Loại sâu đục thân mình trắng này phát triển quanh năm nhưng có 2 đợt chính phát triển mạnh mẽ nhất đó chính là đợt tháng 4,5,10,11 sâu cái thích đẻ trứng vào những cây thưa lá có ít cành. Còn đối với những cây có cành lá rậm rạp thì xén tóc khó có khả năng tiếp cận nên không gây hại được. Loài này thường hoạt động mạnh mẽ vào mùa mưa khi nhiệt độ cùng với độ ẩm trong không khí cao, lúc này ánh sáng cũng nhiều.
- Vòng đời của sâu đục thân phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết khi chúng đang còn là trứng - phát triển thành sâu non - trưởng thành - chúng đẻ trứng tầm khoảng 200-211 ngày vào thời điểm mùa đông đẻ khoảng 126 - 176 ngày đối với thời điểm mùa đông - mùa hè đẻ trứng khoảng 15-32 ngày - sâu non phát triển khoảng 60-120 ngày - trở thành nhộng 30-35 ngày - giai đoạn Trường thành 25-30 ngày cứ như vậy chu trình sẽ lặp lại.
- Trưởng thành sẽ vũ hóa vào thời điểm tháng 3,4 cùng 8-9 hàng năm
- Biện pháp để phòng và chữa trị bệnh này chúng ta cần chăm sóc cho cây thật kỹ càng. Bón phân đầy đủ để cây phát triển cành và lá để chúng che phủ cho thân cây.
Sâu đục thân mình hồng và sâu đục thân mình đỏ.
Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là những con bướm trắng có nhiều chấm nhỏ có màu xanh biếc, xanh đen có thân dài 20-30 mm màu đỏ thân phủ lớp lông trắng. Sau non có kích thước tối đa là 30-50 mm màu hồng khi hóa nhộng dài 15-34 mm.
- Tập quán sinh sống cùng với khả năng gây hại.
- Đối với những con sâu đục thân mình hồng những con bướm cái sẽ đẻ trứng vào vỏ cây. Những con sâu non đục vào giữa thân cây rồi đùn mạt gỗ ra bên ngoài làm cho cây dễ bị gãy ngang. Những con sâu phá hại thân cành cấp 1, cấp 2 chúng phá hại từ cây này và từ cành của cây này sang cành của cây khác. Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây cà phê. Nếu như nặng và nghiêm trọng hơn nữa sẽ dẫn đến việc chết cây.
- Vòng đời của loại sâu bệnh này là đục vào thân cây rồi sống bên trong đó đến khi nào trưởng thành thì bắt đầu bay ra ngoài tìm những chỗ nào có cành lá xanh xum xuê để đẻ trứng vào đó. Chúng đẻ trứng thành từng ổ ngay vỏ cây.
- Sâu đục thân mình đỏ: Bướm hay con gọi là Ngài chúng sẽ đẻ trứng thành ổ ở chồi non hoặc ngay vị trí nụ của cành cà phê. Mỗi con có thể đẻ trứng tầm 400 - 2000 quả trứng. Thời gian sau khi đẻ 14-16 ngày trứng sẽ nở thành sâu non tuy sâu non còn nhỏ nhưng lại hoạt động rất nhanh nhẹn. Sâu non đục vào cành tăm hay những đốt non ở tuổi 3 sẽ đục vào gốc cành bắt đầu phá hại cành cấp 1 và cành cấp 2. Sâu non vòng đời của nó có tổng cộng 6 tuổi trải qua một tuổi nó sẽ lột xác một lần, mỗi lần lột xác nó cũng di chuyển luôn chỗ ở. Cho nên loại sâu đục thân này có thể phá hoại nhiều cành cây cà phê. Chúng phá hoại đến đâu thì đùn phân ra bên ngoài đến đó đây chính là dấu hiệu nhân biết sâu phá hoại ở đâu. Sâu non hóa nhộng trong thân cây thời gian cho việc hóa nhộng là 30-50 ngày. Những cành cây khi bị sâu đục lá héo rũ đi, cành khô, quả khô lại chín ép nhân lép xẹp. Chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-28 độ C dưới 18 độ C thì sâu phát triển chậm chúng gây hại ở những cây có tán không cân đối và những vườn cà phê không có cây che bóng.
<4>Thời điểm gây hại của sâu đục thân4>
Chúng gây hại quanh năm nhưng chủ yếu tập trung nhất là vào tháng 1,2,4,5 thời điểm đầu mùa mưa.
Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân gây hại
Đặc điểm của loại sâu hại gây bệnh này là sinh trưởng và phát triển trong thân cho nên phòng trừ chúng sẽ rất khó khăn. Cho nên bà con canh tắc cần có những biện pháp phòng nó là chính chứ để sâu gây hại rồi diệt trừ thì không hiệu quả mà lúc đó nó cũng đã gây hại rất nặng cho cây rồi.- Trồng những câu che bóng để làm giảm cường độ ánh sáng tỉa cành, tạo tán cho cây một hình thù cân đối để thân cây được che phủ từ trên xuống dưới
- Những cây bị nặng thì cư phần thân bị đục mang đi đốt tiêu hủy để tiêu diệt ấu trùng
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ
- Dùng thuốc hóa học có chứa hợp chất Diazinon như Diazan 50ND ,thuốc Diaphos 50 EC.
- Thuốc hóa học có chứa hợp chất Chlorpyrifos Ethyl cộng với Cypermethrin thuốc Tungcydan 55EC, thuốc Dragon 585 EC.
- Sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như các loại thuốc sau: thuốc BVTV Marshal 200SC, thuốc BVTV Pegasus 500SC, thuốc BVTV Mappy 48EC, thuốc BVTV Basudin 50ND.
- Áp dụng các biện pháp sinh học: đối với bướm, bọ cánh cứng đặc trưng của loài này là thường bị thu hút bởi ánh sáng của đèn nên có thể dùng bẩy đèn để bắt những con sâu trưởng thành vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi lại với nhau để sinh sản
- Chăm sóc thường xuyên cho khu vườn nhà mình để phát hiện kịp thời cắt bỏ những cành tăm bị hại. Tỉa tót bớt những cành cây sau giai đoạn thu hoạch trái, dùng phân bón một cách cân đối để cây phát triển một cách khỏe mạnh. Phun thuốc với liều lượng hợp lý nhất chuẩn theo nguyên tấn 4 đúng. Không làm dụng quá mức các loại thuốc BVTV làm mất cân bằng sinh thái.
Đây là những bí quyết phòng bệnh sâu đục thân trên cây cà phê hi vọng nó sẽ giúp ích cho bà con trong việc canh tác cây trồng này. Mang lại hiệu quả năng xuất cao hơn cho cây trồng.