Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Cà phê Viện Eakmat làm tăng khả năng yêu cho bạn

Cà phê là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bạn vậy tại sao lại không thêm một chút gia vị này cho cuộc yêu của bạn thêm hưng phấn ngọt ngào hơn. Hãy đánh thức ham muốn của bản thân bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên như mắc ca, quế, ca cao, mật ong, nước cốt dừa. Đều là những nguyên liệu đơn giản dễ tìm ở thời xa xưa nó cũng đã được cha ông chúng ta sử dụng để tăng khả năng yêu. Thời điểm bây giờ cũng vậy bạn có thể tìm hiểu về công dụng của từng loại nguyên liệu này.

Mắc ca: được nghiền thành bột là nguyên liệu cực tốt giúp hỗ trợ cơ thể sinh sản ra những enzyme cần thiết để từ đó cân bằng những nội tiết tố và tăng cường khả năng sinh sản hơn nữa. Mắc ca được xem là nguyên liệu thần kì để kích thích tình dục làm tăng cao khả năng ham muốn.

Cà phê Viện Eakmat làm tăng khả năng yêu cho bạn

Ca cao nguyên chất: là một chất kích thích giúp cho máu trong cơ thể của bạn lưu thông sản sinh ra các seratonin làm tăng sự hưng phấn thoải mái tinh thần. Cụ thể qua nghiên cứu của Sexual Medicine đối với những phụ nữ ăn nhiều socolate mỗi ngày thì khả năng ham muốn tình dục cũng cao hơn so với người không ăn

Quế: giúp thúc đẩy nguồn năng lượng làm cho cơ thể không bị mất đi ham muốn sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Mật ong: làm tăng sức bền bĩ, tăng khả năng cương dương tốt cho cơ quan sinh sản của nam

Nước cốt dừa: sử dụng để cân bằng nội tiết tăng cường khả năng ham muốn tình dục. Đây cũng là một dạng chất béo lành mạnh cung cấp cho cơ thể năng lượng dồi dào hơn trong chuyện yêu.

Cách chế biến món cà phê làm tăng khả năng yêu bao gồm 5 loại thực phẩm được liệt kê bên trên trộn chung chúng lại với nhau rồi lắc đều. Cứ mỗi tuần một lần bạn pha một ly cà phê rồi ngồi nhâm nhi từng ngụm sẽ tốt cho cơ thể nhất là những cuộc yêu bạn sẽ được hưởng thụ một cách trọn vẹn ngọt ngào nhất. Hãy pha chế món cà phê này để thêm chút lửa cho hai vợ chồng trong chuyện phòng the nhé!
Share:
Read More

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Bón phân cho cà phê giai đoạn cuối chu kỳ cây nuôi trái

Cây cà phê giai đoạn cuối cùng để cây nuôi trái là vào tháng 8 giai đoạn này cây cần cung cấp nhiều dưỡng chất để cho trái chắc và chín đều hơn nữa. Màu sắc của quả khi chín được đẹp hạt cà phê láng bóng thẳng không bị nhăn nheo và tăng thêm hương vị cũng như độ đậm đà hơn khi chúng là thành phẩm.

Những loại phân thích hợp để bón vào giai đoạn nuôi trái cuối cùng của cây cà phê chè là loại phân NPK 12-7-17+ TE với liều lượng bón phân là 300kg/1ha. Các hộ nông dân cũng có thể sử dụng phân bón KNO3 để bón với liều lượng bổ sung là 200kg/ha. Kết hợp với phân bón lá NPK 12-0-40 hay HK-7-5-44. Xịt trước khi thu hoạch 2 lần mỗi lần xịt cách nhau 7 ngày, lần xịt cuối cùng là cách thời điểm thu hoạch khoảng 10 ngày.

Đối với cây cà phê vối thì lần bón phân cuối cùng cũng nhầm mục đích nâng cao trọng lượng của quả. Các chất hữu cơ là thứ cần bón cho cây vì giai đoạn này rất cần thiết phải bổ sung thêm trong tháng 8 đầu tháng 9 sử dụng kết hợp cùng với việc bón phân vô cơ. Cũng còn tùy theo chất lượng cũng như chủng loại của phân hữu cơ mà chúng ta có thể kết hợp bón phân với những liều lượng khác nhau. Phân hữu cơ chất lượng trung bình có chứa chất hữu cơ từ 20-25% trong đó tổng NPK <6% thì lượng phân bón là 10-15kg/ 1 cây. Đối với phân hữu cơ chất lượng cao hàm lượng chất hữu cơ > 30 %, lượng NPK 8% thì bón từ 3-5kg/ cây. Phân hữu cơ tiêu biểu có thể sử dụng đó là loại phân hữu cơ khoáng Quế Lâm.

cây cà phê đẹp

Có thể tham khảo và chọn lựa thêm một số chủng loại phân hữu cơ sau

  • Bộ lá của cây cà phê xanh nhạt nhìn chúng mỏng, những lá bên dưới tán chuyển sang màu vàng thì hãy sử dụng NPK 16-8-16 + 13S +TE hoặc là loại NPK 16-8-18 +7S +TE. Liều lượng phân bón là 600-800kg/ ha. Trường hợp thấy bộ lá của cây xanh sáng, dày thì hãy sử dụng NPK 12-7-17+TE lượng bón là 600-800kg.
  • Phân đơn thì chỉ nên sử dụng phân SA và ure + kali liều lượng 300kg SA + 175 kg ure/1ha. Liều lượng bón phân kali 225kg/ha. Không sử dụng toàn bộ lượng phân SA vì như vậy sẽ khiến dư thừa lưu huỳnh, còn nếu sử dụng toàn đạm thì cây sẽ thiếu S mà cà phê rất cần S để tạo mùi thơm hấp dẫn hơn. Phân KN03 + Ca(N03)2 bà con có thể sử dụng để phối hợp cùng với SA bón cho cây cà phê vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ nuôi trái. Tỉ lệ bón của các loại phân  KN03:Ca(N03)2: SA với tỉ lệ 300kg:200kg:300kg.

Ở giai đoạn nuôi trái nếu gặp được điều kiện thuận lợi thì phun bổ sung thêm một số loại phân bón lá giầu Ca,Mg,Zn,B,N,K để tăng năng xuất cũng như chất lượng trái cà phê.
Share:
Read More

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Các loại sâu đục thân gây hại trên cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân một loại sâu bệnh gây hại trên cây cà phê vô cùng nguy hiểm. Chúng tân công thân cây cà phê làm chết cây gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Nặng nhất làm làm chết cây gây thiệt hại lớn về kinh tế nếu như bà con không áp dụng những biện pháp phòng trừ chúng. Sau đây sẽ là một số kiến thức cơ bản về bệnh hại cây trồng này mà các hộ canh tác cây cà phê cần phải nắm rõ.


Đối với sâu đục thân gây hại trên cây cà phê có ba loại chính là sâu đục thân mình trăng và sâu đục thân mình hồng, mình đỏ. Bây giờ xin mời bà con nông dân cùng đi tìm hiểu kỹ chi tiết của hai loại sâu đục thân này nhé

Sâu đục thân mình trắng

- Ấu trùng là sâu đục thân mình trắng có tên gọi thông thường là " xén tóc " loài này chỉ chuyển phá hoại cây cà phê chúng phát triển quanh năm.

Đặc điểm hình thái

  • Trứng của sâu đục thân có màu ngà sâu non có màu trắng ngà luôn nằm thẳng chúng không có chân khắp thân có nhiều đốt răng cứng và chắc khỏe vô cùng
  • Sâu trưởng thành thuộc họ xén tóc, bộ cánh cứng có chiều dài 17-18 mm có chiều ngang từ 5-7 mm râu trên đầu thẳng có nhiều đốt. Cánh cứng thân hình có màu xanh đen có những vạch hình chữ nhân nền đen phần ngực có hình chữ U nằm úp lại có màu vàng phần lưng ngực có màu xám con cái lớn hơn con đực. Khi sâu trưởng thành vũ hóa khoảng 2-5 ngày sau đó khi nào nhiệt độ bên ngoài ấm áp nó mới chui ra.
  • Thời điểm con cái giao phối rồi đẻ trứng là lúc 3-4h chiều trứng đẻ vào nơi đoạn cành hoặc thân có vết nứt mỗi nơi nó sẽ đẻ rải rác khoảng 5-9 quả trứng. Trung bình mỗi con cái sẽ đẻ được 85-87 quả trứng. Khi sâu non nở ra được 1-2 ngày nó sẽ đục vỏ quả tùy vào độ đuổi nó sẽ tấn công gây hại khác nhau như sâu tuổi 1,2,3 đục thân và cành sâu tuổi 5,6 sẽ đục một khoảng rộng ở phần thân gỗ của cây sau đó hóa nhộng ngay tại đó, nhộng trần có màu vàng.

Đặc điểm gây hại

  • Sâu trưởng thành sẽ đẻ trứng vào những vết nứt của vỏ thân cây cà phê chúng đẻ rải rác hoặc thành cụm. Sau khi sâu non nở chúng đục vào gỗ rồi sau đó đục ngoằn nghèo khắp vòng cây tiện ngang qua cách mạch gỗ vào giữa thân rồi đục dọc theo thân cây.
  • Để nhận biệt sâu non đục đến đâu các bạn quan sát sẽ thấy nó đùn phân cùng với mạt cưa bịt kín đến chỗ đó. Giai đoạn chuẩn bị chuyển thành nhộng nó sẽ đục ra phía gần vỏ đến khi nào mà võ gần thủng nó sẽ dừng lại. Sâu lột bỏ lớp nhộng của mình ngay gần vỏ cây.

Triệu chứng gây hại

  • Khi sâu đục thân tấn công gây hại trên cây cà phê thì toàn bộ lá trên ngọn cây sẽ bị héo còn phần lá bên dưới thì lại xanh tốt, cây mọc nhiều chồi thân
  • Trên thân cây xuất hiện những đường lằn nổi theo vòng lớp vỏ bên ngoài bị nứt nẻ xuất hiện những lỗ đục có đường kính 2-3 mm. Cây rất dễ bị gãy vì nó đã bị sâu đục mất phần thân bên trong
  • Chẻ dọc thân cây cà phê ra và quan sát sẽ thấy có những đường rãnh sâu đục và có luôn có con sâu non màu trắng ngà đang nằm đó nó không có chân và toàn thân của nó có rất nhiều đốt.
  • Loại sâu đục thân mình trắng này phát triển quanh năm nhưng có 2 đợt chính phát triển mạnh mẽ nhất đó chính là đợt tháng 4,5,10,11 sâu cái thích đẻ trứng vào những cây thưa lá có ít cành. Còn đối với những cây có cành lá rậm rạp thì xén tóc khó có khả năng tiếp cận nên không gây hại được. Loài này thường hoạt động mạnh mẽ vào mùa mưa khi nhiệt độ cùng với độ ẩm trong không khí cao, lúc này ánh sáng cũng nhiều.
  • Vòng đời của sâu đục thân phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết khi chúng đang còn là trứng - phát triển thành sâu non - trưởng thành - chúng đẻ trứng tầm khoảng 200-211 ngày vào thời điểm mùa đông đẻ khoảng 126 - 176 ngày đối với thời điểm mùa đông - mùa hè đẻ trứng khoảng 15-32 ngày -  sâu non phát triển khoảng 60-120 ngày - trở thành nhộng 30-35 ngày  - giai đoạn Trường thành 25-30 ngày cứ như vậy chu trình sẽ lặp lại.
  • Trưởng thành sẽ vũ hóa vào thời điểm tháng 3,4 cùng 8-9 hàng năm
  • Biện pháp để phòng và chữa trị bệnh này chúng ta cần chăm sóc cho cây thật kỹ càng. Bón phân đầy đủ để cây phát triển cành và lá để chúng che phủ cho thân cây.

sâu đục thân

Sâu đục thân mình hồng và sâu đục thân mình đỏ.

Đặc điểm hình thái

  • Trưởng thành là những con bướm trắng có nhiều chấm nhỏ có màu xanh biếc, xanh đen có thân dài 20-30 mm màu đỏ thân phủ lớp lông trắng. Sau non có kích thước tối đa là 30-50 mm màu hồng khi hóa nhộng dài 15-34 mm.
  • Tập quán sinh sống cùng với khả năng gây hại.
  • Đối với những con sâu đục thân mình hồng những con bướm cái sẽ đẻ trứng vào vỏ cây. Những con sâu non đục vào giữa thân cây rồi đùn mạt gỗ ra bên ngoài làm cho cây dễ bị gãy ngang. Những con sâu phá hại thân cành cấp 1, cấp 2 chúng phá hại từ cây này và từ cành của cây này sang cành của cây khác. Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây cà phê. Nếu như nặng và nghiêm trọng hơn nữa sẽ dẫn đến việc chết cây.
  • Vòng đời của loại sâu bệnh này là đục vào thân cây rồi sống bên trong đó đến khi nào trưởng thành thì bắt đầu bay ra ngoài tìm những chỗ nào có cành lá xanh xum xuê để đẻ trứng vào đó. Chúng đẻ trứng thành từng ổ ngay vỏ cây.

- Sâu đục thân mình đỏ: Bướm hay con gọi là Ngài chúng sẽ đẻ trứng thành ổ ở chồi non hoặc ngay vị trí nụ của cành cà phê. Mỗi con có thể đẻ trứng tầm 400 - 2000 quả trứng. Thời gian sau khi đẻ 14-16 ngày trứng sẽ nở thành sâu non tuy sâu non còn nhỏ nhưng lại hoạt động rất nhanh nhẹn. Sâu non đục vào cành tăm hay những đốt non ở tuổi 3 sẽ đục vào gốc cành bắt đầu phá hại cành cấp 1 và cành cấp 2. Sâu non vòng đời của nó có tổng cộng 6 tuổi trải qua một tuổi nó sẽ lột xác một lần, mỗi lần lột xác nó cũng di chuyển luôn chỗ ở. Cho nên loại sâu đục thân này có thể phá hoại nhiều cành cây cà phê. Chúng phá hoại đến đâu thì đùn phân ra bên ngoài đến đó đây chính là dấu hiệu nhân biết sâu phá hoại ở đâu. Sâu non hóa nhộng trong thân cây thời gian cho việc hóa nhộng là 30-50 ngày. Những cành cây khi bị sâu đục lá héo rũ đi, cành khô, quả khô lại chín ép nhân lép xẹp. Chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-28 độ C dưới 18 độ C thì sâu phát triển chậm chúng gây hại ở những cây có tán không cân đối và những vườn cà phê không có cây che bóng.

<4>Thời điểm gây hại của sâu đục thân
Chúng gây hại quanh năm nhưng chủ yếu tập trung nhất là vào tháng 1,2,4,5 thời điểm đầu mùa mưa.

Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân gây hại

Đặc điểm của loại sâu hại gây bệnh này là sinh trưởng và phát triển trong thân cho nên phòng trừ chúng sẽ rất khó khăn. Cho nên bà con canh tắc cần có những biện pháp phòng nó là chính chứ để sâu gây hại rồi diệt trừ thì không hiệu quả mà lúc đó nó cũng đã gây hại rất nặng cho cây rồi.

- Trồng những câu che bóng để làm giảm cường độ ánh sáng tỉa cành, tạo tán cho cây một hình thù cân đối để thân cây được che phủ từ trên xuống dưới
- Những cây bị nặng thì cư phần thân bị đục mang đi đốt tiêu hủy để tiêu diệt ấu trùng
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ

  1. Dùng thuốc hóa học có chứa hợp chất Diazinon như Diazan 50ND ,thuốc Diaphos 50 EC.
  2. Thuốc hóa học có chứa hợp chất Chlorpyrifos Ethyl cộng với Cypermethrin thuốc Tungcydan 55EC, thuốc Dragon 585 EC.
  3. Sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như các loại thuốc sau: thuốc BVTV Marshal 200SC, thuốc BVTV Pegasus 500SC, thuốc BVTV Mappy 48EC, thuốc BVTV Basudin 50ND.

- Áp dụng các biện pháp sinh học: đối với bướm, bọ cánh cứng đặc trưng của loài này là thường bị thu hút bởi ánh sáng của đèn nên có thể dùng bẩy đèn để bắt những con sâu trưởng thành vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi lại với nhau để sinh sản

- Chăm sóc thường xuyên cho khu vườn nhà mình để phát hiện kịp thời cắt bỏ những cành tăm bị hại. Tỉa tót bớt những cành cây sau giai đoạn thu hoạch trái, dùng phân bón một cách cân đối để cây phát triển một cách khỏe mạnh. Phun thuốc với liều lượng hợp lý nhất chuẩn theo nguyên tấn 4 đúng. Không làm dụng quá mức các loại thuốc BVTV làm mất cân bằng sinh thái.

Đây là những bí quyết phòng bệnh sâu đục thân trên cây cà phê hi vọng nó sẽ giúp ích cho bà con trong việc canh tác cây trồng này. Mang lại hiệu quả năng xuất cao hơn cho cây trồng.
Share:
Read More

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Mẹo vặt làm đẹp da bằng cà phê tại nhà cùng Viện Eakmat

Cà phê không chỉ là loại thức uống bổ ích cho sức khỏe mà nó còn có tác dụng cực kì tốt trong việc làm đẹp da cho các chị em phụ nữ.

  • Các hoạt chất caffeine có chứa trong cà phê nó hoạt động giống như một loại năng lượng kích thích sự lưu thông mạch máu, lưu thông khí huyết khiến cho làn da của bạn thêm mịn màng và chắc khỏe. Caffeine giúp cho cơ thể của bạn hạn chế sự xuất hiện cellulite lớp mỡ bị tích tụ lâu ngày bên dưới da bị bao bộc bới các toxin làm cho da sần sùi hay còn gọi là hiện tượng lão hóa của da.
  • Các thành phần axit Nicotinic được hình thành trong quá trình chế biến cà phê cũng là một loại vitamin cực kì tốt cho cơ thể. Trong cà phê còn chứa các hợp chất chóng oxy hóa giúp tẩy sạch các tế bào chết hay những tế bào bụi bẩn làm cho da sáng trắng một cách tự nhiên.
trắng da với cà phê

Cà phê mang đến lợi ích làm đẹp cho các chị em phụ nữ một cách đáng kinh ngạc hơn bao giờ hết. Nguyên liệu này cũng rất dễ tìm nữa, các bạn có thể sử dụng cà phê nguyên chất hoặc loại cà phê đã pha rồi dùng bã để làm đẹp. Bên dưới đây là một số mẹo vặt vien eakmat tổng hợp giúp làm đẹp da bằng cà phê mời các bạn tham khảo qua nhé!.

Share:
Read More

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Các đợt bón phân thích hợp cho cây cà phê

Cây cà phê có nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau và mỗi giai đoạn cũng cần có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó việc phân chia bón phân ra thành nhiều đợt khác nhau trong năm là điều rất cần thiết. Các đợt bón phân cần phải phân bổ sao cho thật hợp lý nhất có thể. Tính toán một cách hoàn hảo nhất để giúp cây sinh trưởng tốt khỏe mạnh cho năng xuất sản lượng cây trồng cao.


Các thời kỳ bón phân cho cây cà phê

Bón phân cho cây cà phê

- Đợt đầu tiên là vào mùa mưa tháng 4-5 khi thời tiết đã trải qua những cơn mua đầu mùa đủ làm cho đất có được một độ ẩm cần thiết. Lúc này các bạn nên dành một tỷ lệ phân bón thấp vào đầu mùa mưa vì lượng mưa còn ít và độ ẩm của đất lúc này cũng chưa cao. Cây cà phê cũng bắt đầu sinh trưởng không có khả năng khai thác được nhiều các chất dinh dưỡng. Nếu bón quá nhiều cây cũng không hấp thụ kịp thời gây lãng phí.
- Giữa mùa mưa vào các thời kì tháng 6-7-8 là đợt bón phân tập trung nhất, nhiều nhất cho cây để cây mạnh mẽ sinh trưởng tốt. Bộ lá của cây cũng như hệ thống rễ phát triển mạnh khả năng đồng hóa chất dinh dưỡng tốt, tích lũy tốt và chuẩn bị cho giai đoạn sinh trưởng sau này. Đợt bón phân giữa mùa mưa bà con có thể chia ra làm hai lần bón cách nhau 2-4 tuần để cây có thể hấp thụ được một cách tối đa hàm lượng các chất dinh dưỡng.
- Đợt cuối mùa mưa vào các thời điểm tháng 9-10-11 giai đoạn này không nên bón quá nhiều vì cây bước vào giai đoạn nghĩ để chiến đầu với mùa khô không nước. Bón quá nhiều cây cũng không hấp thụ được nhiều phân. Công thức chuẩn cho những lần bón phân được viện nghiên cứu cây cà phê Eakmat phân chia ra như sau:
  • Đối với phân N : bón giai đoạn 1 tầm khoảng 35%, bón cho đợt 2 khoảng 40%, bón cho đợt 3 khoảng 25%.
  • Đối với phân P : bón giai đoạn 1 tầm khoảng 0%, bón cho đợt 2 khoảng 40%, bón cho đợt 3 khoảng  60%.
  • Đối với phân K : bón giai đoạn 1 tầm khoảng 30%, bón cho đợt 2 khoảng 40%, bón cho đợt 3 khoảng  30%.

- Mỗi đợt bón phân cà phê các bạn chia đều ra làm 2-3 lần mỗi lần bón cách nhau 1-2 tuần như vậy cây mới hấp thụ hết lượng dinh dưỡng một cách tối đa.

Ở đợt 3 bón phân N ít hơn bón nhiều phân P để cây bước vào giai đoạn chịu hạn phân hóa mầm hoa được tốt hơn. Lượng phân P nhiều sẽ giúp cho quá trình hình thành cũng như phân hóa mầm hoa tốt hơn bộ rễ của cây cũng được chắc khỏe hơn sẵn sàn cho việc chóng chịu với mùa khô hạn sắp đến.
Share:
Read More

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Cách điều trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê hiệu quả

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê do loài nấm Corticium salmonicolor gây ra bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa và lay lan rất nhanh. Gây thiệt hại lớn cho vườn cây cà phê, trường hợp cây bị nhiễm bệnh nặng sẽ phải tiêu hủy hết cả vườn cây.

Vì vậy khi canh tác cây cà phê bà con cần tìm hiểu và nắm bắt thật kỹ càng kiến thức về căn bệnh này. Để có thể đưa ra những biện pháp phòng trừ hay cách điều trị đúng kịp thời để bảo vệ vườn cà phê nhà mình. Đảm bảo vườn cây cho năng xuất cao ổn định hằng năm.

Triệu chứng gây hại của bệnh nấm hồng


- Bệnh nấm hồng thường phát sinh trên cành cây gần vị trí phân cành giáp thân hoặc những cành cây mọc ngang. Với các triệu chứng ban đầu là vết bệnh chỉ có những đốm màu phớt hồng mà thôi. Càng trở về sau vết bệnh này sẽ dày lên rồi chuyển dần dần sang màu hồng. Ở mặt trên của vết bệnh có một lớp bào từ nấm màu hồng nhạt mịn một thời gian sau đó vết bệnh cũ màu hồng sẽ chuyển dần sang màu trắng xám.
- Khi gặp thời tiết thuận lợi các vết bệnh này sẽ phát triển rộng dần ra cành có đôi khi vết bệnh lan dài đến vài tắc bao quanh hết cả chu vi cành. Chỗ vết bệnh nấm có thể ký sinh rồi xâm nhập vào bên dưới lớp vỏ phá hại mạch dẫn làm cho nước cùng với dinh dưỡng của cây không được vận chuyển lên bên trên. Toàn bộ lá của cây bệnh cũng sẽ vàng úa rồi rụng đi kể cả trái non nữa. Sau đó cành cây bị chết khô dần đi vỏ cây nơi vết bệnh có thể nứt rồi chảy nhựa. Làm ảnh hưởng lớn đến cả quá trình sinh trưởng phát triển cũng như năng xuất phẩm chất cây cà phê.
- Bệnh hại do nấm phát triển mạnh vào mùa mưa vì thời điểm này là thời điểm thuận lợi để cho nấm phát triển. Không chỉ trên cây cà phê mà bệnh nấm hồng còn tấn công và gây hại trên cả cây xoài, nhãn, cam, quýt, chanh, bưởi...và nguồn bệnh luôn luôn có sẵn trong thiên nhiên cho nên việc phòng bệnh cũng gặp rất nhiều khó khăn.

bệnh nấm hồng  cà phê

Biện pháp phòng trị bệnh nấm hồng


- Để trị bệnh nấm hồng một cách hiệu quả bà con cần phải áp dụng và kết hợp một số biện pháp sau đây

+ Cà phê các bạn không nên trồng quá dày cắt tỉa cành thường xuyên nhất là những cành sâu bệnh, những cành nằm khuất trong tán lá khiến cho cây không có khả năng cho trái...làm cho vườn cây trở nên thông thoáng, tăng cường thêm anh nắng và giảm bớt độ ẩm
+ Bố trí hệ thống thoát nước để giảm bớt ẩm ướt trong mùa mưa nhầm hạn chế nấm sinh sản và phát triển
+ Thường xuyên cắt bỏ những cành cây đã bị bệnh, bị chết mang ra xa vườn cây rồi đi tiêu hủy để hạn chế căn bệnh lay lan đáng sợ này.
+ Kiểm tra vườn cây một cách thường xuyên đặc biệt là vào mùa mưa để cây có bị bệnh thì phát hiện khi bệnh vùa chớm phun diệt trừ kịp thời.
+ Khi các vết bệnh mới sinh ra trên cành lớn thì hãy sử dụng các loại thuốc hóa học như thuốc Saizole 5SC, thuốc hóa học Validacin 3DD, thuốc Anvil 5SC, thuốc Bordeaux, thuốc Vanicide 5SL...nồng độ pha là 5% quét lên cành 2 lần mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày.
+ Khi bệnh phát sinh trên các cành nhỏ hãy sử dụng các loại thuốc phun trên cây để phòng trị bệnh. Liều lượng pha và cách sử dụng cách loại thuốc này có thể xem trên hướng dẫn sử dụng ở bao bì. Cần phun ướt đẫm các vết bệnh trên cây và những vùng xung quanh.
+ Để tăng cao hiệu quả, tăng khả năng bám dính loang trải các bà con nông dân nên pha thêm 2% dầu khoáng SK Enspray 99EC. Cứ 10-14 ngày/ lần đến khi nào bệnh ngừng phát triển thì dừng phun lại. Để phòng trị bệnh mang đến hiệu quả cao hơn hãy sử dụng thuốc trên diện rộng hạn chế sự lay lan rộng rãi của bệnh lên nhau. Đối với những vườn cây bị bệnh nặng khi sử dụng thuốc hóa học nên kết hợp với bón phân để cây có sức nhanh hồi phục hơn.
Share:
Read More

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Kỹ thuật chăm sóc cho cây cà phê giai đoạn chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa

Khi thời tiết bắt đầu chuyển giao mùa sang giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa thì đây cũng là lúc cây cà phê bắt đầu phân hóa mầm hoa. Hình thành hoa và nở hoa đậu quả sau đó quả non bắt đầu phát triển. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng nó quyết định năng xuất cũng như chất lượng cao của cây cà phê. Hộ trồng cũng cần có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho cây cà phê thật tốt vào những tháng cuối cùng của mùa khô và đầu mùa mưa.

Các biện pháp canh tác kỹ thuật đối với cây cà phê giai đoạn này bà con có thể tham khảo sau đây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê

- Ở giai đoạn này rệp vẩy xanh cùng với rệp sáp phát triển rất nhanh chóng và mạnh vào những tháng mùa khô. Sau đó chúng giảm số lượng dần xuống qua những tháng mùa mưa vì lúc này các loài thiên địch ăn thịt rệp bắt đầu xuất hiện nhiều. Loài rệp tập trung chích hút nhựa cây tập trung chủ yếu ở những chỗ thân, cành non làm cho cây bị suy yếu. Khi rệp xuất hiện thì kèm theo sự có mặt song song của loài kiến và bệnh muội đen cũng xuất hiện theo. Bệnh muội đen xuất hiện làm bao phủ khắp bề mặt lá khiến cho cây không thể nào quang hợp được.
- Vào thời điểm mùa khô bà con nông dân cần phải thường xuyên kiểm tra vườn cây của mình. Nếu có xuất hiện rệp thì cần có những biện pháp phòng trừ sao cho thật kịp thời nhất. Phun thuốc cho những cây có rệp những cây không có rệp thì không nên phun thuốc. Làm như thể này nhầm bảo vệ những loài thiên địch ăn thịt rệp tại những cây chưa bị nhiễm bệnh. Các loại thuốc hóa học mà bà con có thể sử dụng đó chính là Sumithion, Ofatox, Supracide...
- Bên cạnh việc phun thuốc diệt trừ rệp bà con cũng nên phun thuốc để diệt luc kiến luôn vì kiến bảo vệ rệp trước những loài ăn thịt được chúng. Kiến vận chuyển mang rệp đi khắp nơi làm cho rệp lây lan sang những cây khác. Để tăng hiệu quả diệt trừ rệp sáp lên các hộ nông dân có thể thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun để diệt rệp tốt hơn.

chăm sóc cà phê

Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê

- Sau khi có một vài trận mưa lớn lúc này bà con có thể sử dụng phân để bón cho cây cà phê được rồi.
- Phân lân nên bón chúng một lần vào cuối mùa mưa với lượng phân bón là 500-800kg/ha. Phân được bón bằng cách rải đều trên khắp bề mặt của đất. Phân đạm và phân kali có thể trộn chung hai loại này lại với nhau để bón khi bón phân cần đào rãnh xung quanh mép lá và tán lá cũng rộng khoảng 20cm có chiều sâu 10cm. Rải phân cho thật đều xung quanh sau đó lấp đất trở lại. Ở đợt bón đầu tiên phân đạm sử dụng là phân SA đợt thứ hai phân đạm có thể dùng là phân urê.
- Do điều kiện khí hậu ở các tỉnh Tây Nguyên thường có mưa lớn và tập trung vào một vài tháng cho nên. Để hạn chế được việc rửa trôi các hộ trồng muốn tiết kiệm được công lao động bà con nên sử dụng những loại phân bón tổng hợp chuyên dùng cho cây cà phê như phân NPK. Liều lượng bón khoảng 1.500 - 1.800 kg/ 1 ha diện tích. Trong mùa mưa số lần chia ra làm 3-4 lần.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cà phê đúng cách

Tỉa những cây che bóng và lặt bỏ bớt chồi

- Ở những tháng cuối của mùa khô sau khi được tưới nước đầy đủ thì cây bắt đầu vươn chồi rất mạnh. Bà con cần lặt bỏ nó đi ngay lập tức để cây tập trung được nguồn chất dinh dưỡng nuôi quả.
- Khi mùa mưa diễn ra được 4 tuần lúc này chúng ta nên tiến hành tỉa các cây che bóng trong vườn đi để cành cây của nó còn lại sao cho thấp nhất có thể. Tạo được độ thông thoáng một cách tuyệt đối nhất cho vườn cây hạn chế được một số loại sâu bệnh gây hại cho cây cà phê. Mang lại điều kiện thuận lợi nhất cho cây quang hợp tốt nhất có thể.
Share:
Read More