Cây cà phê được trồng phổ biến tại nước ta nhất là địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Nhầm giúp cho bà con bổ sung thêm một số kiến thức về giống cây trồng và kỹ thuật trồng cây cà phê.
Hôm nay Viện Eakmat xin gởi đến bà con bài viết hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê. Hi vọng qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp ích được cho bà con có thể bổ sung thêm một số kiến thức cho việc trồng và chăm sóc cây cà phê được tốt hơn.
Công đoạn chuẩn bị đất để trồng cây cà phê
Đất dùng để trồng cà phê phải là đất tốt, tơi xốp, thoát nước dễ dàng và rất giầu dinh dưỡng, có tầng đất thịt dày. Trường hợp bà con trồng lại đất đã từng trồng qua cà phê thì cần phải có những biện pháp cải tạo đất trước khi trồng. Đó là trồng những giống cây trồng ngắn ngày để cải tạo đất đó là cây họ đậu từ 2-3 năm sau đó hãy trồng cây cà phê.Nếu đất ở những chu kì trước bị nhiễm bệnh thối rễ khi trồng cà phê thì không được trồng lại cây cà phê. Cần phải chuyển đổi luân canh cây trồng khác.
Thiết kế vườn
* Thiết kế một vườn cây cà phê hoàn chỉnh cần phải đảm bảo những điểm sau:
- Tăng năng suất lâu dài cho cây bằng việc thâm canh.
- Bảo vệ cho đất bằng việc chóng xói mòn.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng trước những yếu tố bất lợi của thời tiết.
- Cơ giới hóa trong vấn đề chăm sóc cũng như vận chuyển sao cho thuận lợi nhất
- Dựa vào điều kiện của địa hình từng nơi mà có những thiết kế phù hợp với vườn cây thành nhiều lô khác nhau với diện tích mỗi lô là 16-20ha. Mỗi lô lớn được phân ra nhiều lô nhỏ với 1 lô nhỏ có diện tích là 1ha(50x100) để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Chiều dài của mỗi lô khoảng 50m và cần phải song song với đường đồng mức. Trong mỗi lô có chiều dài hàng là 400-500m
- Xung quanh mỗi lô cần có đai rừng cùng đường vận chuyển chính và là đường quay máy được thiết kế vuông gốc với hàng cà phê có độ rộng 7-7,5m tính từ gốc cây cà phê cho đến chân đai rừng. Trong đó chiều rộng của khoảng là 400m thì phải có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê có độ rộng 6m.
- Đường phụ giữa các lô có chiều rộng 5m khoảng cách được tính từ gốc cà phê này sang gốc cây cà phê bên kia.
- Trường hợp địa hình có độ dốc hơn 80 thì cần phải thiết kế sao cho nó có thể đảm bảo cho cơ giới chăm sóc cũng như vận chuyển được tốt hơn. Các biện pháp chóng xói mòn cần được đảm bảo, hàng cây cần được thiết kế theo đường đồng mức hay còn gọi là vành nón. Cà phê được trồng theo kiểu nanh sấu có trồng băng chóng xói mòn.
- Những hộ nông dân trồng cà phê có diện tích nhỏ thì không cần phải chia lô nhưng cũng cần phải trồng theo đường đồng mức.
Đào hố trộn phân lấp hố.
- Kích thước của hố đối với đất tốt dài 40cm, rộng 40cm, sâu 50cm, kích thước của hố xấu phải đào dài 50cm, rộng 50cm, sâu 60cm
- Phân trộn lấp hố là phân hữu cơ, phân lân trộn đều cùng với lớp đất mặt rồi lấp xuống hố. Đất và phân lấp cao hơn so với hố khoảng 10-15cm công đoạn này cần phải thực hiện trước khi trồng khoảng 1-2 tháng. Liều lượng trộn phân cho 1 hố 0,5kg phân lân, phân hữu cơ 10-15kg.
Khoảng cách và mật độ trồng cây cà phê.
- Đối với cây cà phê chè thì trồng khoảng 5000 cây/1ha, khoảng cách hàng cách hàng với nhau là 2m cây cách cây là 1m. Đối với những vùng đất xấu các bạn có thể trồng chúng dày hơn một chút vẫn được.
- Giống cà phê vối khoảng cách trồng là 3,5x2,5 khoảng 1.330 cây/ 1 ha mật độ là 2.660 cây/ 1ha diện tích đất trồng cứ mỗi hố trồng 2 cây
Thời điểm trồng.
Trồng vào đầu mùa mưa là thời điểm tốt nhất, những nơi có nước tưới thì các bạn có thể trồng vào cuối mùa mưa và cần phải đảm bảo đủ nước
Kỹ thuật trồng cà phê.
- Trước tiên các bạn dùng cuốc móc lấy 1 lỗ ngay chính giữa hố với độ sau khoảng 25-30cm, chiều rộng là 15-20cm ngay phần chính giữa hố được lấp có trộn phân trước đó. Dùng dao rạch túi nyong một cách nhẹ nhàng rồi đặt cây vào ngay chính giữa hố. Hướng đặt cây sao cho thẳng đứng dùng tay lấp đất lại một cách từ từ dùng tay để nén cho thật chặt phần đất ngang với mặt bầu
- Sau khi trồng cây xong tiếp theo sẽ là bước tạo bồn thành bờ quanh hố, thao tác tạo bồn cần nhẹ tay cẩn thận không được làm vỡ bầu. Đặt bầu xuống sao cho phần mặt bầu âm dưới mặt đất khoảng 7-10cm rồi đánh ổ gà giữ nước đắp bùn cho cây
- Trồng cây cho thẳng nén bầu thật chật nhưng không được làm vỡ bầu
- Thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây như đánh bồn, dùng rơm, rạ, rác, cỏ để tủ gốc lại thành vòng tròn. Chừa ra một đoạn cách gốc với bán kính là 20cm độ dày của lớp rơm rạ này cùng 20cm. Trên lớp rơm này phủ nhẹ một lớp đất nữa cho nó xẹp xuống. Sử dụng thuốc trừ sau nhãn hiệu Confidor 100SL phun lên gốc để chóng mối.
* Tủ gốc che chắn cho cà phê con
Trồng xong bước tiếp theo là dùng rơm rạ hay cỏ khô, xác các cây thực vật tủ lên trên gốc với độ dày là 10cm bán kính cách gốc là 5-10cm để tránh những loài mối gây hại đục gốc cây. Với những vùng nắng nóng hay hạn hán cần sử dụng túp che mát cho cây còn mùa mưa thì không cần phải che túp.
* Trồng dặm
Khi trồng cà phê được một thời gian khoảng 15-20 ngày cần phải kiểm tra xem trong vườn có cây nào chết hay bị còi cọc không. Nếu cò cần áp dụng biện pháp trồng dặm ngay lập tức. Thời kì trồng dặm ngưng khi mùa mưa kết thúc, thao tác trồng dặm đào hố trồng trên những cây chết thao tác trồng hoàn toàn như cây trồng mới
* Làm cỏ tủ gốc cho cây
- Cây cà phê khi nó ở thời kì kiến thiết cơ bản thì cần phải diệt trừ cỏ một cách kịp thời, không được để cỏ lấn át
- Những vùng đất nào xuất hiện những loại có khó xử lý như cỏ tranh, cỏ cú, cỏ gấu thì tiêu diệt nó bằng các sử dụng các loại thuốc hóa học diệt trừ cỏ được sự cho phép của nhà nước.
- Tủ gốc và giữ ẩm cho cây cà phê một cách thường xuyên, giảm lượng nước tưới cũng như công để làm cỏ. Việc làm này còn giúp điều hòa được nhiệt độ của đất, giúp cho đất tơi xốp.
* Cây cà phê khi còn nhỏ có thể trồng xen cây khác
Thời kì kiến thiết cơ bản chính là giai đoạn cây cà phê còn nhỏ, chúng ta có thể áp dụng biện pháp trồng xen chúng với những cây trồng ngắn ngày. Nhầm mục đích cải tạo đất nâng cao độ phì nhiêu mầu mỡ cho đất hơn nữa, những cây trồng xen là cây họ đậu...Những cây trồng xen sau khi thu hoạch cành lá của chúng được sử dụng để làm nguyên liệu tủ cho gốc.
* Trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió
- Cây che bóng tạm thời được trồng giữa 2 gốc cà phê hoặc được trồng thành băng. Ở ngay giữa 2 hàng cà trồng những cây phân xanh thân chúng cao vóc dáng thẳng đứng giống như cây muồng hoa vàng...
- Cây che bóng lâu dài trồng những cây như cây keo khoảng cách trồng là 5mx6m đến khi nào cây lớn thì cần tỉa cành của nó thường xuyên. Sau này cố định lại mật độ của cây che bóng sẽ là 10x12m. Tương đương với 2 cây tỉa bỏ đi 1 cây giữ lại 1 cây. Những cây bóng mát được trồng vào giữa 2 cây yêu cầu bộ tán che bóng cao và cách tán của cây cà phê từ 2,5-3m
- Xung quanh vườn cà phê cũng cần phải trồng đai rừng chắn gió sao cho thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch 1 gốc 60 độ
- Phần đai rừng rộng 9m ngay chính giữa trồng 3 hàng muồng đen với khoảng cách hàng cách hàng là 1m khoảng cách cây cách cây là 3m. Phần hai bên mép của đai rừng trồng thêm một số loại cây ăn trái như cây bơ, cây mít, cây nhãn, cây vải, cây xoài...
Bón thúc cho cà phê
* Phân hữu cơ- Mỗi năm bón phân hữu cơ cho cây cà phê 1 lần sau khi thu hoạch với liều lượng là 5-10kg/cây. Kết hợp thêm phân lân và phân vô cơ thời điểm bón là tháng 11 và 12
- Bón bằng cách đào rãnh với diện tích sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh rải đều phân hữu cơ cùng với những tàn dư thực vật như rác rồi lấp lại.
* Phân vô cơ
- Đạm và kali mỗi năm bón 3 lần vào các mùa vụ tháng 2-3, tháng 6-7, tháng 11-12
- Cần làm cỏ sạch trước khi bón, trộn đều các loại phân lại với nhau rải đều xung quanh gốc rồi lấp lại bằng một lớp đất mặt để nắng không bị bốc hơi, mưa không bị rữa trôi.
- Đợt bón phân cuối cùng trong năm là tháng 11-12 cần kết hợp cùng với phân lân và phân chuồng để bón cho cây
- Với những vườn cà phê mới trồng sau thời gian 1-2 tháng bón 25-30g ure và 25-30g phân kali cho 1 cây.
* Biện pháp chóng hạn và chống rét cho cây
- Khi cây bóng chưa có tác dụng che bóng cho cà phê vì còn nhỏ thì cần che túp nó giúp cây cà phê tránh mưa, tránh nắng. Nhất là thời tiết khí hậu có sương muối.
- Túp che đúng hướng gió đông bắc phần để hở khoảng 1/4 về phía nam túp che cần chắc chắn và cao nó cách đỉnh cây cà phê con ít nhất là 10-15cm. Túp che không được đè lên trên cây cà phê.
* Tạo hình và tỉa cành cho cây
Tỉa cành tạo hình là bước làm quan trọng giúp cho cây có được một bộ tán thật cân đối, các cành quả được phân bố một cách đồng đều nhất mang lại năng suất cao cho cây trồng và ổn định qua nhiều năm. Tán đều thì quá trình chăm sóc, thu hoạch cho cây cà phê cũng thuận lợi
- Bước tạo hình cơ bản: mỗi hố chỉ để lại một thân chính, không để mọc nhiều thân và thường xuyên tỉa những chồi vượt mọc từ gốc và từ nách lá lên trên thân chính.
* Tạo hình nuôi quả
+ Những cặp cành cơ bản mọc sát đất cần phải cắt bỏ để cây được thông thoáng thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này.
+ Những cành cây cơ bản nhỏ, những cành sinh trưởng kém cần được phải tỉa tót bớt đi để cây thoáng và dinh dưỡng tập trung nuôi những cành cho trái.
+ Những cành thứ cấp mọc sát thân chính cũng cần phải được cắt bỏ đi để ánh sáng chiếu đều các cành cây bên trong lẫn bên ngoài
+ Những cành cho trái nhiều vụ khi đã già cỗi cần được cắt bỏ đi để tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành tơi khỏe mạnh khác nữa
+ Những chồi mọc vượt trên thân chính cần loại bỏ chúng đi
Bên trên là tổng hợp toàn bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đúng cách mang lại năng suất cao. Hi vọng bà con nông dân sau khi tham khảo sẽ bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức hay bổ ích hơn nữa đối với loại cây trồng này. Điều quan trọng nhất vẫn là bà con nên chọn đúng giống cà phê tốt để đạt được năng suất cao với những vụ mùa bội thu