Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Cách trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh gỉ sắt căn bệnh gây hại nghiêm trọng đối với cây cà phê nhất là cây cà phê chè, bệnh xuất hiện trên lá đôi khi các bạn cũng thấy nó xuất hiện ở thân và quả. Khi cây bị nhiễm bệnh sẽ có những biểu hiện như rụng lá dần dần cây suy kiệt sức ảnh hưởng lớn đến năng xuất cũng như sản lượng của cây trồng. Bệnh nặng hơn nữa sẽ dẫn đến tình trạng cây bị chết. Vậy khi trồng cà phê chè bà con cần có những kinh nghiệm và kiến thức gì? Hãy Eakmat cùng tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê này các bạn nhé.

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh khỏi nguồn đầu tiên vào năm 1868 tại Sri Lanca bệnh khiến cây cà phê giảm năng xuất mạnh đến 75% sản lượng. Ở thời điểm này người ta phải tiêu hủy toàn bộ diện tích cây cà phê để thây thế vào đó là việc trồng cao su và trồng cây chè. Bệnh tiếp tục lan dần qua những đại lục gần đó như Châu Phi cùng các nước khu vực Châu Á. Cho đến thế kỷ 20 bệnh xuất hiện hầu hết trên tắt cả các nước có canh tác cây cà phê.

Năm 1970 bệnh lan tràn san Châu Mỹ sang Brasil, Paraguay, Colombia, Cuba bệnh làm giảm 34% sản lượng thu hoạch trung bình của năm mà khi đó 40% diện tích đã được phun thuốc hóa học để diệt trừ. Tại Việt Nam bệnh xuất hiện vào năm 1888 tại các tỉnh miền bắc lúc này nhiều đồn điền cà phê của Pháp đã phải chặt bỏ thây thế vào đó là việc trồng cây cà phê vối. Đây là giống cà phê được biết đến có khả năng kháng lại loại bệnh gỉ sắt này nhưng thực tế tỉ lệ cây nhiễm bệnh vẫn là 50% có khi ên cao hơn 70-85%.

bệnh gỉ sắt cà phê

Nguyên nhân của bệnh gỉ sắt là do loài nấm có tên Hemileia vastatrix sống ký sinh trên cây cà phê và gây ra. Đầu tiên chúng xuất hiện ở các mặt bên dưới của lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt như những giọt dầu. Dần dần các chấm này lớn dần lên và ở giữa các chấm bệnh xuất hiện bột có màu vàng cam đây chính là bào tử nấm của gỉ sắt. Các bào tử này bắt đầu chuyển dần sang màu trắng từ phía trung tâm ra ngoài rồi ngả sang màu nâu giống như các vết cháy. Các vết này có thể liên kết vói nhau thành những vết cháy lớn, tiếp theo là cháy toàn bộ lá rồi rụng đi, bệnh nặng dần cây bắt đầu rụng hết lá rồi chết.

Nhiệt độ cùng với lượng mưa chính là hai yếu tố chính ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bệnh này. Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và lay lan một cách nhanh chóng. Tùy vào khí hậu mỗi vùng bệnh sẽ bùng phát mạnh theo mùa ở Tây Nguyên bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa từ đầu mùa mưa là tháng 4-5 đến thời điểm 9-10 là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ. Ở Điện Biện bệnh phát triển mạnh vào tháng 3-4, 9-10-11 mùa thu bệnh lay lan nhanh và mạnh hơn mùa xuân. Tại Sơn La bệnh phát triển thành cao trào tháng 9,10,11. Mùa bệnh tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trong vườn là 100% lá bị bệnh trên 90% chỉ số của bệnh là 25%, ở cà phê vối số cây nhiễm bệnh sẽ được chia ra làm 3 dạng diễn biến khác nhau hoàn toàn.  Dạng giống như trên cây cà phê chè chiếm 10% diễn biến bệnh nhẹ vào tháng 12 và phát triển mạnh mẽ vào tháng 1 với tỷ lệ của lá bị bệnh dưới 40% chỉ số của bệnh là 2% ở dạng này thì cây chiếm khoảng 20% tổng số bệnh. Dạng phổ biến nhất là vào thời điểm của tháng 6 phát triển mạnh mẽ dữ dội vào tháng 11 đạt đỉnh điểm nhất là vào tháng thứ 12. Tỷ lệ lá nhiễm bệnh bình quân là 80% chỉ số bệnh từ 2-15 khi cây ở dạng này thì nó chiểm khoảng 70% tổng số cây bị bệnh.


Việc phòng trừ bệnh gỉ sắt trước tiên bà con cần chọn những giống cây kháng bệnh nhân giống bằng phương pháp ghép chồi. Năm 1978 đã nghiên cứu và chọn lọc ra được giống cà phê chè Catimor với khả năng kháng bệnh cao. Hiện tại giống cây trồng này đang được trồng với diện tích lớn tại Việt Nam. Với biện pháp sử dụng chồi của những dòng cà phê vô tính cho năng xuất cao khả năng kháng bệnh tốt ghép lên trên những cây bị nhiễm bệnh trong vườn.

Sử dụng những loại thuốc hóa học Viben-C 50BTN, thuốc Dizeb-M45 80WP, thuốc Tilt 250EC, thuốc Tilt Super 300EC, Anvil 5SC để phun lên trên những cây bị bệnh khi bệnh vừa mới chớm. Số lần phun khoảng 3-4 lần mỗi lần phun cách nhau 3-4 tuần phun mặt dưới của lá. Khi phun thuốc vào mùa mưa cần tăng thêm lượng chất dính để thuốc có độ bám chất hơn trên lá
Share: